Tẩy Tế Bào Chết Bằng Backing Soda: Đừng Thử Khi Chưa Đọc Bài Viết Này

Chắc hẳn bạn đã đọc được không ít thông tin trên internet hướng dẫn bạn cách tẩy tế bào chết bằng Baking soda. Bạn bị hấp dẫn bởi những thông tin về công dụng của nó, hơn nữa nó lại rất rẻ, nó thật sự quá hời cho một công cuộc làm đẹp. Vậy thì có lý gì bạn không thử? 

Nếu bạn cũng đang có ý định thử tẩy tế bào chết bằng Baking soda vì những lý do mình nói trên thì khoan hãy làm vội, dành ra vài phút đọc bài viết sau đây trước khi đưa ra quyết định nhé!

Backing soda là gì?

Backing soda hay còn được gọi là natri bicacbonat là một chất rắn, màu trắng, một loại chất quen thuộc. Đây là một hợp chất có tính kiềm và khi kết hợp với axit sẽ có phản ứng tạo ra khí CO2.

Baking soda
Baking soda

Thông thường chúng ta sẽ nhìn thấy hợp chất này ở dạng bột mịn, màu trắng, không mùi và có vị mặn. Banking soda được ứng dụng nhiều trong ngành y tế, làm đẹp, khử trùng và nấu nướng,… 

Độ pH của Baking soda và vấn đề liên quan đến làn da 

Trước khi đi vào vấn đề chính giải thích vì sao bạn không nên tẩy tế bào chết bằng baking soda mình muốn cung cấp cho bạn một vài thông tin về làn da của bạn. 

Bạn có biết về lớp axit trên làn da của bạn?

Trên bề mặt da của chúng ta có một lớp bảo vệ, nó có tính axit nhẹ nên được gọi là lớp axit. 

Lớp axit này được tạo thành từ mồ hôi và bã nhờn, ở lớp phủ axit có chứa hàng ngàn vi khuẩn nhưng chúng là những vi khuẩn vô hại. Công việc của phủ này là bảo vệ bề mặt da của bạn, chống lại những vi khuẩn gây hại trước khi chúng xâm chiếm làn da của bạn. Ngoài ra nó cũng có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, giúp làn da mềm mại, ngậm nước. 

Lớp phủ này có tính axit nên có độ pH dao động từ 4,2 đến 5,6. Bởi vậy, hầu hết những sản phẩm chăm sóc da của chúng ta đều được điều chế với pH nằm trong phạm vi này để đảm bảo tính phù hợp, tương thích với làn da. 

Vậy độ pH của Backing soda là bao nhiêu? 

Đến đây, một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, vậy thì độ pH của backing soda là bao nhiêu? Để có câu trả lời, bạn chỉ cần lên google và hỏi lập tức sẽ nhận được kết quả là 8,3. Đúng vậy, độ pH của Backing soda là 8,3.

Đến đây bạn đã lờ mờ hiểu ra vấn đề rồi chứ, con số này không nằm trong phạm vi axit trên da của bạn. Điều này có ý nghĩa gì đối với làn da của bạn?

Tẩy tế bào chết bằng backing soda: ý tưởng tồi không nên thử, tại sao?

Như đã nói backing soda có độ pH là 8,3. Nó có độ pH cao nên quá kiềm so với làn da của bạn hay hiểu đơn giản là nó có thể phá vỡ lớp phủ axit và gây ra các rắc rối cho làn da của bạn. 

tẩy tế bào chết bằng baking soda gây tổn thương da
Tẩy tế bào chết bằng baking soda không tốt cho da

Chất tẩy rửa có tính kiềm sẽ làm giết chết những vi khuẩn tốt và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và qua đó phá hủy lớp axit trên da của bạn.

Backing soda tuy không phải một chất tẩy rửa nhưng sự thật là nó có tính kiềm. Vì vậy khi bạn tẩy tế bào chết bằng backing soda tức là đang dùng nó trên làn da của bạn có thể khiến da bạn gặp những vấn đề tương tự.

Nếu như bạn tiếp tục tẩy tế bào chết bằng baking soda, tác động cộng dồn sẽ khiến làn da bạn bị bào mòn và các vấn đề sẽ còn tồi tệ hơn nữa đó.

Ngoài ra, khi tẩy tế bào chết bằng baking soda, đây là một cách tẩy da chết thủ công bằng cách chà xát trực tiếp lên làn da của bạn, nếu bạn thực hiện nó quá lâu nó có thể gây tình trạng kích ứng cho làn da của bạn.

Cách tẩy tế chào chết đúng cách 

Để tẩy tế bào chết cho da bạn có nhiều cách để thực hiện. Nếu bạn đang tìm kiếm một cách tương tự như cách tẩy tế bào chết bằng Backing soda này thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên khác (ngoại trừ cách này). Nhưng thông thường chúng sẽ khá lỉnh kỉnh và cần thời gian dài để thấy được kết quả. 

Hiện nay các dòng sản phẩm tẩy tế bào chết cũng rất được ưa chuộng và được điều chế có tác dụng trên từng loại da khác nhau. Để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo được hiệu quả đem lại, bạn nên tham khảo các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học này. Có rất nhiều loại sản phẩm đến từ các thương hiệu khác nhau với nhiều mức giá để lựa chọn cho phù hợp với túi tiền của bạn.

Cá nhân mình nghĩ nếu bạn đang cần tẩy tế bào chết cho da, bạn có thể dùng các loại axit tẩy tế bào chết như Glycolic, Salicylic và Lactic. Chúng hoạt động bằng cách hòa tan chất keo giữ các tế bào da với nhau vì vậy lớp da chết có thể bong ra mà không gây kích ứng. 

Lựa chọn loại axit phù hợp với loại da của bạn:

Da dầu và da mụn 

Nếu bạn có một làn da dầu hay dầu mụn bạn nên sử dụng axit salicylic cách ngày để tẩy tế bào chết cho da. Chất tẩy tế bào chết hòa tan trong dầu này đi vào lỗ chân lông, loại bỏ tất cả dầu thừa + tế bào chết làm tắc nghẽn chúng và khiến bạn nổi mụn.

Xem thêm: [Review]Kem Differin trị mụn ẩn, mụn trứng cá thực tế có hiệu quả không?

Lựa chọn tham khảo: 

Tẩy da chết Paula’s Choice Calm Redness Relief 1% BHA Lotion

Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid

Dung dịch Axit 2% Salicylic Thông thường

tẩy tế bào chết cho da dầu mụn
Tẩy tế bào chết cho da dầu mụn
Da khô 

Sử dụng axit glycolic 2-3 lần/ tuần để tẩy tế bào chết cho làn da khô. Nó có tác dụng tẩy tế bào chết và đồng thời cấp nước cho làn da của bạn.

Lựa chọn tham khảo: 

Tẩy tế bào chết Resist Daily Smoothing Treatment 5% AHA

Dung dịch The Ordinary Glycolic Acid 7%

Tẩy tế bào chết cho da khô
Tẩy tế bào chết cho da khô
Da nhạy cảm 

Nếu da bạn thuộc loại da nhạy cảm bạn nên sử dụng axit lactic từ 1-2 lần/ tuần. Loại axit này cũng có tác dụng tẩy tế bào chết đồng thời cấp nước cho da nhưng nó ở mức độ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với axit glycolic.

Lựa chọn tham khảo: 

Huyết thanh Axit Lactin Thông thường 5% + HA 2%

Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm
Tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm

Vậy là mình đã cung cấp cho các bạn toàn bộ những thông tin và lời giải thích cho việc tại sao không nên tẩy tế bào chết bằng backing soda rồi. Bây giờ bạn đã có quyết định tiếp tục thử hay không cách làm này rồi nhỉ? Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin cũng như lời khuyên hữu ích cho bạn. Chúc bạn tìm được phương pháp hiệu quả để chăm sóc và bảo vệ làn da của chính mình nhé!

Viết một bình luận