Peel da là một khái niệm làm đẹp tuy mới xuất hiện nhưng nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Mình nhận được vô số câu hỏi liên quan đến vấn đề này như peel da là gì? Peel da có tốt không? Peel da như thế nào cho đúng cách?….
Không để mọi người chờ đợi lâu, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin hữu ích nhất về Peel da tại nhà dựa trên sự trải nghiệm và kinh nghiệm của mình nhé!
Peel da là gì?
Peel da (peel da sinh học hay thay da sinh học) là phương pháp sử dụng chất tẩy tế bào chết cho da có độ mạnh cao hơn với độ pH vào khoảng 2.0. Đây là một phương pháp sử dụng các hợp chất hóa học phù hợp để tác động lên da nhằm loại bỏ lớp tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn nằm trên bề mặt da và nằm sâu bên trong lỗ chân lông từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
Khi hầu hết mọi người nghĩ về tẩy tế bào chết hoá học, có lẽ họ đã quen thuộc với những thứ có nồng độ thấp hơn như Paula’s choice 2% BHA, Obagi BHA 2%, Cosrx BHA,… (một vài loại mà mình yêu thích)
Những loại tẩy da chết này khác với sản phẩm peel da vì 2 lý do sau:
- Chúng có độ pH cao hơn
- Nồng độ axit tổng thể bên trong sản phẩm thấp hơn
Nói một chút về pH thì đây là phương pháp đo độ axit hoặc kiềm của các chất, và pH càng thấp thì tạo môi trường hoạt động của axit càng mạnh và khi pH cao nó sẽ làm trung hoà bớt axit nên hoạt động của axit trong sản phẩm sẽ kém đi.
Theo một vài nghiên cứu mà mình tìm hiểu được thì độ pH của một dung dịch peel da ở mức 1.6 – 2.5 là môi trường lý tưởng nhất cho quá trình tự peel da tại nhà, nó vừa đủ để tác động lên lớp biểu bì của da. Còn đối với những loại dung dịch peel da chuyên sâu được sử dụng ở các spa, phòng khám thường có độ pH khoảng 0.6 và ở độ pH này với nồng độ axit phù hợp nó đủ mạnh để làm phân huỷ lớp biểu bì phục vụ một số mục đích cải thiện da từ sâu bên trong.
Vậy nên, khi bạn đang cân nhắc mua một loại peel da hoá học nào để tự peel da tại nhà, hãy đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có độ pH khoảng 1.6 – 2.5. Đây là độ pH lý tưởng để bạn tự thực hiện peel da tại nhà để đem lại hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sâu bên trong da.
Peel da có tốt không? Tác dụng của peel da
“Peel da có tốt không?” chắc hẳn là thắc mắc của rất rất nhiều bạn. Với mình thì peel da sẽ là tốt nếu như bạn peel da đúng cách, đúng sản phẩm và đúng nhu cầu của làn da mình.
Còn ngược lại nếu bạn chỉ peel da vì tò mò, muốn thử mà không tìm hiểu kỹ thì chắc chắn peel da là không tốt, thậm chí nó còn làm da bạn gặp những vấn đề siêu khó giải quyết.
Còn nó tốt như nào thì tham khảo một vài tác dụng của peel da dưới đây nhé!
- Peel da giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt da và sâu bên trong lớp biểu bì của da
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
- Giúp se khít lỗ chân lông
- Làm sáng và đều màu da, giúp làn da mịn màng hơn
- Hạn chế tình trạng tiết dầu thừa giúp lỗ chân lông thông thoáng
- Cải thiện tình trạng nếp nhăn, nám, sẹo mụn
- Thúc đẩy qua trình tái tạo tế bào mới, trẻ hóa da
- Tăng cường sự hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da
Nhìn chung nếu peel da đúng cách, đúng sản phẩm và phù hợp với tình trạng da thì chắc chắn da bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Thế nhưng đổi lại peel da cũng là một hoạt động tấn công mạnh trên da và nếu không biết cách thì nó sẽ khiến bạn “mất nhiều hơn được” vậy nên đừng vội vàng mà hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi lăn xả, trước hết hãy đọc thật kỹ nội dung bài viết này nhé!
Các hợp chất hoá học thường sử dụng trong peel da
Nếu bạn có ý định peel da tại nhà hay kể cả peel da tại những cơ sở chăm sóc da thì việc tìm hiểu các thành phần bên trong của sản phẩm peel là rất cần thiết đặc biệt khi tự peel da tại nhà.
Tùy thuộc vào tình trạng da bạn nên chọn cho mình một sản phẩm có chứa các hợp chất phù hợp nhất, tránh tình trạng chọn loại sản phẩm có hoạt chất peel quá mạnh hoặc quá nhẹ. Bạn có thể tham khảo một số hợp chất chính trong các sản phẩm peel da tại nhà như:
Vỏ Emzyme
Đây là hoạt chất tẩy da chết nhẹ nhất trong nhóm và được coi là một lựa chọn tự nhiên vì nó được dẫn xuất từ các loại trái cây. Nó là sản phẩm đặc biệt tuyệt vời cho những người có làn da nhạy cảm hoặc không dung nạp được axit.
Nhưng không giống như các loại axit như AHA hay BHA, peel da bằng enzyem sẽ không giúp tăng số lượng tế bào trên da mà nó chỉ đơn thuần là lấy đi lớp tế bào chết của da, hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông nên đổi lại thì nó cũng không làm cho làn da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Axit Lactic
Axit lactic là 1 dạng axit alpha-hydroxy (AHA) và cũng nhẹ dịu cho da. Đây cũng là thành phần phù hơp với những bạn mới làm quen với axit hoặc mới peel da tại nhà.
Nó giúp làm mịn da, điều trị các vết thâm, sẹo, nếp nhăn trên da cũng như làm đều màu da. Ngoài ra mặc dù là một loại axit nhưng axit lactic còn giúp cấp ẩm cho làn da nữa đó.
Axit Mandelic
Axit mandelic cũng là một dạng AHA. Nó được đánh giá cao trong việc chống lão hoá và loại bỏ lớp tế bào chết trên da, giúp cải thiện kết cấu, nếp nhăn trên da. Nó có lợi cho mụn trứng cá và cải thiện sắc tố da mà không gây kích ứng.
Axit mandelic sẽ hiệu quả hơn trên da của bạn nếu được kết hợp với axit salicylic.
Axit Salicylic
Axit salicylic là một trong những thành phần chính thường xuất hiện trong các sản phẩm peel da. Đây là một trong những loại axit tốt nhất được dùng để điều trị mụn trứng cá.
Đây là một loại axit hoà tan trong dầu nên nên có thể xâm nhập vào các kẽ hở ở lỗ chân lông một cách hiệu quả để loại bỏ những tắc nghẽn, bụi bẩn để không làm bít kín lỗ chân lông gây mụn.
Đặc biệt, không giống như axit glycolic hay các loại AHA khác, axit salicylic không làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.
axit glycolic
Axit glycolic là một thành phần peel da chuyên sâu hơn một chút và tuỳ thuộc vào nồng độ nó có thể xếp vào cấp độ peel da trung cấp.
Axit glycolic làm tăng sản xuất collagen, tinh chỉnh kết cấu da, làm sáng và làm mới màu da, giảm nếp nhăn và là một chất lột da hoá học đặc biệt tuyệt vời cho sẹo mụn. Sẹo mụn ở đây là những vết sẹo lõm để lại trên da từ những nốt mụn cũ.
Giống như nhiều loại axit dùng trong peel da, axit glycolic cũng có tác dụng trong điều trị tăng sắc tố và mụn trứng cá trên da nhưng sẽ kém hiệu quả hơn axit salicylic.
Vỏ Jessener
Đây là một loại peel da có độ bền trung bình được tạo thành từ 3 thành phần chính là axit salicylic, axit lactic và resorcinol. Đây là một loại peel da tuyệt vời cho những làn da tăng sắc tố và da dễ nổi mụn đặc biệt là những làn da dầu. Tuy nhiên không nên dùng thành phần này cho da khô, nhạy cảm vì nó có thể rất khô hoặc gây kích ứng nặng.
Quá trình peel da với Jessener có thể gây hiện tượng khô căng, bong tróc kiểu như đóng băng trên da. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần tuỳ vào cơ địa da từng người.
Đây là thành phần thường dùng trong peel da trung cấp, không khuyến khích sử dụng các sản phẩm peel da chứa thành phần này để peel da tại nhà nhé!
TCA Peel (axit tricloroacetic)
TCA là một loại peel có độ bền trung bình và là loại axit mạnh nhất trong số những loại được liệt kê ở đây. Loại peel này rất tốt cho những làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, tăng sắc tố nặng sâu trong da, các nếp nhăn, vết chân chim, vết sẹo mụn, rạn da lâu ngày.
Quá trình peel da với TCA cũng sẽ gây khô căng da và kích ứng khá mạnh nên cần thật lưu ý trước khi quyết định thực hiện và cần được thực hiện bởi người có chuyên môn, không được tự thực hiện peel da tại nhà.
Các cấp độ peel da thường gặp
Trước khi peel da, đặc biệt là peel da tại nhà bạn cần tìm hiểu rõ về các cấp độ peel da để quyết định có nên peel da tại nhà hay không tuỳ thuộc vào nhu cầu cải thiện làn da.
Về cấp độ, peel da sẽ gồm có 3 cấp độ:
1. Peel da bề mặt
Đây là liệu pháp peel da ở cấp độ thấp nhất mà hầu như sẽ không để lại tình trạng bong tróc hoặc bong tróc rất nhẹ trên da. Lớp vỏ bề mặt được xâm nhập tối thiểu, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và phù hợp nhất với các vấn đề nhẹ của da.
Vì vậy, phương pháp này được khuyến khích thực hiện để làm sạch bề mặt da, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, điều trị mụn ẩn, mụn đầu đen, cải thiện những làn da thô ráp, không đều màu.
Thời gian để da phục hồi cho cấp độ peel da bề mặt này là từ 3-5 ngày và có thể tiếp tục lặp lại liệu trình sau 7-10 ngày.
Đối với peel da bề mặt những thành phần thường dùng gồm axit salicylic, axit mandelic, axit lactic nồng độ thấp và pH từ lý tưởng từ 2-2.5. Đây cũng là cấp độ duy nhất mình nghĩ các bạn có thể tự thực hiện peel da tại nhà.
2. Peel da trung cấp
Đây là cấp độ mạnh thứ 2 của peel da, chúng sẽ thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của da và nhắm mục tiêu vào các tế bào da đang bị tổn thương nhẹ và vừa.
Vì vậy, cấp độ này sẽ phù hợp nhất với những làn da đang gặp tình trạng da vừa phải như sẹo bề mặt, nếp nhăn, người bị lỗ chân lông to, sẹo lõm, sắc tố da không đều màu (nám, đồi mồi,…).
Thời gian đầu khi mới peel da trung cấp bạn sẽ cảm thấy da mặt khá khô căng, bong tróc. Sau khi da bong tróc hoàn toàn sẽ để lại lớp da mới mềm mại, mịn màng hơn và có thể lặp lại liệu trình này sau 3-4 tuần sau khi da bạn đã được nghỉ ngơi phục hồi.
Peel da trung cấp còn được chứng minh có tác dụng trong việc ngăn ngừa, điều trị các vấn đề về ung thư da. Các sản phẩm peel da ở cấp độ này thường gặp là axit glycolic nồng độ cao, jessner peel, TCA peel và độ pH lý tưởng từ 1-1.5. Cá nhân mình không khuyến khích bạn thực hiện peel da trung cấp tại nhà nhé!
3. Peel da sâu
Đây là cấp độ mạnh nhất của peel da, nó sẽ tấn công rất sâu và lớp giữa của da và nhắm vào các tế bào da đang bị tổn thương nặng.
Cấp độ này sẽ phù hợp để điều trị các vấn đề của da như các loại sẹo từ trung bình đến nặng, các nếp nhăn sâu, các vấn đề về sắc tố da nặng như nám chân sâu, nếp nhăn sâu bên trong da.
Peel da sâu sẽ gây ra các phản ứng trên da giống như bị kích ứng: mẩn đỏ, da sưng tấy, bỏng rát, mặt và phần mí mặt có thể bị phù nề. Da bạn có thể bị bong tróc trong 2 tuần đầu tiên và những vấn đề như mẩn đỏ, nổi mụn, sưng tấy thì có thể kéo dài tới vài tháng. Khi thực hiện peel da sâu bạn cũng cần có chế độ chăm sóc, phục hồi da thật chuẩn chỉnh để làn da có thể sớm phục hồi.
Peel da sâu thường sử dụng sản phẩm TCA peel với nồng độ cao và độ pH dưới 1 vì vậy nó tác động cực kỳ mạnh trên da. Vậy nên bạn không bao giờ nên thực hiện peel da sâu tại nhà và trước khi thực hiện peel da sâu cần tìm hiểu thật kỹ và thực hiện peel da tại cơ sở chăm sóc da uy tín hàng đầu.

Có nên peel da tại nhà không?
Với 3 cấp độ peel da mà mình đã giới thiệu trên, từng cấp độ sẽ đáp ứng từng nhu cầu trên làn da của bạn. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào các vấn đề da cần giải quyết để biết được peel da có phù hợp với bạn không và nếu có thì peel da cấp độ nào là cần thiết cho bạn.
Trường hợp nếu bạn chỉ có nhu cầu peel da bề mặt thì bạn có thể tự peel da tại nhà nếu có thể hoặc không việc peel da nên được thực hiện bởi các chuyên gia.
Còn lại nếu bạn có nhu cầu giải quyết các vấn đề nghiêm trọng hơn của da và cần thực hiện peel da trung cấp hay peel da sâu thì tốt nhất bạn không nên tự peel da tại nhà mà nên đến các cơ sở chăm sóc da uy tín để kiểm tra, theo dõi và peel da đúng cách nhất. Tuyệt đối không nên peel da sâu tại nhà!
Cách peel da tại nhà an toàn, hiệu quả
Trước khi đi vào tìm hiểu các bước peel da tại nhà, bạn cần lưu ý rằng những thành phần này rất mạnh, và không được sử dụng một cách tuỳ tiện mà không có sử tìm hiểu, hiểu biết.
Đọc kỹ các lưu ý và cách thực hiện peel da tại nhà dưới đây để có thêm kiến thức và kinh nghiệm nhé!
Cách test sản phẩm và tần suất peel da hợp lý
Nếu bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về da như mụn nặng, sẹo lớn hay các vấn đề về sắc tố da khó giải quyết,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi áp dụng peel da hoặc thực hiện peel da tại những cơ sở chăm sóc da uy tín.
Chỉ nên áp dụng peel da tại nhà đối với cấp độ peel da bề mặt với các thành phần gồm enzyem peel, axit lactic, axit mandelic, axit salicylic.
Với bất kỳ sản phẩm peel da nào, hãy thực hiện test phản ứng của sản phẩm trên da trước khi thực hiện cho toàn bộ khuôn mặt bằng cách:
- Thoa một lượng nhỏ sản phẩm trên tay vào những vị trí kín đáo như mặt trong cổ tay hoặc mặt trong cánh tay
- Đợi và kiểm tra phản ứng trong và sau 48 giờ
- Kiểm tra phản ứng của khu vực sử dụng sản phẩm sau 96 giờ xem có phản ứng chậm không
- Nếu không thấy xảy ra phản ứng kích ứng hoặc phản ứng không quá mạnh bạn có thể sử dụng sản phẩm cho toàn khuôn mặt bằng cách kết hợp sản phẩm vào thói quen của bạn một cách từ từ.
Một trong những cách để áp dụng sản phẩm peel da vào thói quen skincare một cách từ từ mà mình đã làm và thấy khá hiệu quả là tăng dần thời gian giữ sản phẩm trên mặt mỗi lần peel. Cách thực hiện như sau:
- “Bao lâu thì peel da một lần?” đây hẳn là vấn đề mà nhiều bạn thắc mắc. Bản thân mình thì từ khi bắt đầu peel da đến giờ vẫn duy trì thực hiện peel da tại nhà 1 lần/ tuần. Peel da nhiều không phải là tốt vậy nên cho đến bây giờ mình vẫn chỉ duy trì peel da 1 lần trong tuần vào ngày thứ 7 mà thui.
- Trước khi thêm bước peel da vào chu trình skincare hàng tuần thì trước đó mình đã sử dụng qua nhiều loại treatment như AHA, BHA,… rồi nên da khá “lì” và tuần đầu tiên khi peel da mình đã giữ sản phẩm trên mặt đúng 1 phút. Còn đối với những bạn chưa từng sử dụng qua các loại AHA, BHA,… trước đó thì lần đầu peel da các bạn chỉ cần giữ trên mặt 30s là được rồi.
- Sau đó, từ lần thứ hai peel da mỗi lần mình sẽ giữ sản phẩm trên mặt thêm 30s nữa cho đến khi đạt thời gian tối đa 5 phút thì mình sẽ dừng lại.
- Lúc này, nếu bạn đã đạt đến thời gian tối đa 5 phút mà cảm thấy lớp peel của mình vẫn chưa đủ đô thì đây sẽ là lúc tăng nồng độ axit trong sản phẩm lên. Sau khi tăng nồng độ sản phẩm, bạn lại tiếp tục giữ trên da 30s vào lần đầu dùng nồng độ mới và tăng thêm 30s vào mỗi lần sử dụng nhé!
Ví dụ: Giả sử bạn đang bắt đầu peel da tại nhà với sản phẩm có nồng độ 15% axit mandelic. Tuần đầu tiên sử dụng, bạn chỉ để nó trong 30s. Tuần sau, tăng thêm 30s nữa là 1 phút. Tuần sau nữa là 1 phút 30 giây. Cứ như thế bạn tăng dần cho đến khi thời gian đạt tối đa 5 phút.
Duy trì thời gian này cho đến khi bạn cảm thấy sản phẩm không còn đủ đô trên da mình thì có thể chuyển sang một sản phẩm khác có nồng độ cao hơn như 20-25% axit mandelic và tiếp tục lặp lại chu trình bên trên.
Các bước tự peel da tại nhà
Sau khi đã đọc kỹ và thực hiện test sản phẩm và tần suất peel da bên trên. Giờ thì bạn có thể tiến hành peel da tại nhà rồi. Tham khảo quy trình mà mình vẫn thường áp dụng bên dưới đây nhé!
Bước 1: Làm sạch da
Bước đầu tiên vô cùng quan trong khi apply bất kỳ sản phẩm nào lên da đó chính là làm sạch da. Việc này đảm bảo loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Đồng thời, giúp những hoạt chất peel da dễ dàng thẩm thấu vào sâu các lớp biểu bì để phát huy tối đa công dụng.
Đừng quen thấm khô làn da bằng bông tẩy trang hoặc khăn mềm nhé.
Lưu ý: Không được chà mạnh tay để tránh gây tổn thương da.
Bước 2: Tiến hành peel da
Sau khi đã hoàn thành bước 1, các nàng thoa đều sản phẩm lên da và vỗ nhẹ để hoạt chất thẩm thấu vào da. Sau đó, chờ theo đúng thời gian như mình đã hướng dẫn bên trên.
Lưu ý: Tránh bôi ở một số khu vực da nhạy cảm như quanh mắt, hai bên cánh mũi, hoặc các vùng có vết thương hở nhé. Các nàng có thể sử dụng vaseline để thoa lên các vùng da nhạy cảm để tránh hóa chất tác động đến các vùng da này nhé.
Hãy chuẩn bị đồng hồ hoặc bấm giờ để tránh trường hợp các sản phẩm peel da ở lại quá lâu trên làn da, gây ra tác dụng phụ nha.
Bước 3: Vệ sinh da mặt sau peel
Sau khi peel xong, bạn cần lau mặt lại bằng bông tẩy trang. Sau đó mới rửa lại bằng nước sạch nhé.
Bước 4: Dưỡng da
Làn da sau khi peel sẽ khá nhạy cảm nên các nàng cần cấp ẩm và dưỡng ẩm cẩn thận cho da nhé. Các nàng còn nhớ các bước dưỡng da khoa học chứ, hãy làm theo các bước sau nhé: Toner/nước hoa hồng – serum/kem dưỡng ẩm – kem chống nắng (ban ngày).
Lưu ý khi peel da tại nhà
Có rất nhiều bạn đã peel da không thành công vì chưa tham khảo kỹ các bước peel, lưu ý khi peel,…
Do vậy, bỏ túi ngay những lưu ý quan trọng sau để peel da thành công nhé!
- Không tự peel da tại nhà đối với các bạn có làn da bị tổn thương như mụn viêm nặng, kích ứng, da có vết thương hở hoặc có các bệnh ngoài da (tràm, vảy nến,…)
- Với người mới, bạn nên sử dụng tẩy da chết có nồng độ BHA và AHA thấp trong khoảng 2-3 tháng để làn da được là quen với tính axit trước khi thực hiện peel da tại nhà.
- Ngừng tẩy tế bào chết tối thiểu 1 tuần trước khi peel da để hạn chế bị đau rát do da mỏng, nhạy cảm.
- Nhớ chuẩn bị kem dưỡng, serum để phục hồi da ngay sau khi peel nhé.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không sử dụng các sản phẩm peel da trong giai đoạn này.
- Sau khi peel da, làn da sẽ khá nhạy cảm và rất cần được bảo vệ tối đa nên nhớ phải sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận nhé.
- Hãy lựa chọn sản phẩm và địa chỉ mua hàng uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh “tiền mất tật mang”, tình trạng da nặng hơn, khó điều trị hơn nhé.
- Nên sử dụng găng tay khi peel da để đảm bảo vệ sinh và tránh gây khô da tay.
- Tránh trang điểm ít nhất 24h sau khi thực hiện peel da tại nhà.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chứa Retinol, Vitamin C, AHA, BHA khoảng 2-3 ngày trước khi peel da.
- Nên peel da vào ban đêm để da có thời gian hồi phục và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thì không nên peel da trong thời gian này.
- Những bạn có làn da sạm nâu do rối loạn sắc tố không nên peel da.
Tác dụng phụ của peel da
Peel da có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ mà bạn gặp khi peel da phụ thuộc phần lớn vào thành phần và nồng độ trong sản phẩm peel.
Đối với các loại peel da nhẹ dịu như 15% axit mandelic thường sẽ có ít hoặc không có tác dụng phụ. Một vài phản ứng có thể xảy ra là mẩn đỏ sau khi peel da nhưng nó sẽ giảm dần sau 1 đến 2 giờ hoặc có bong tróc nhẹ trong 2-3 ngày. Nhưng những phản ứng này cũng ít xảy ra với những loại peel nồng độ nhẹ như này.
Thế nhưng không bong tróc không có nghĩa là sản phẩm peel da không hoạt động. Ngay cả khi bạn cảm thấy nó không gây ra cảm giác hay tác động gì đến da của mình thì thành phần peel da vẫn là một cái gì đó rất là mạnh.
Còn đối với các sản phẩm có độ mạnh cao hơn, chắc chắn sẽ có hiện tượng bong tróc, mẩn đỏ. Quá trình này có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Vì vậy trước khi peel da nồng độ cao hãy đảm bảo bạn có thời gian nghỉ ngơi, đợi da phục hồi hoặc không bạn phải đủ tự tin để xuất hiện nơi công cộng với làn da tróc vảy.
Để đẩy nhanh quá trình phục hồi da, bạn cần quan tâm đến việc chăm sóc da sau peel, bao gồm quy trình chăm sóc da và các sản phẩm giúp phục hồi da sau peel hiệu quả mà mình sẽ đề cập đến ở những bài viết tiếp theo.
Ngoài ra, đối với những loại peel da mạnh hoặc làn da quá nhạy cảm cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ hiếm gặp như đổi màu da, nhiễm trùng, sẹo,… Tuy nhiên trường hợp này thường rất hiếm.
Lời khuyên của mình là chỉ sử dụng peel da ở nồng độ vừa phải thuộc cấp độ peel da bề mặt, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng peel da nồng độ mạnh hoặc da bạn quá nhạy cảm hay đang gặp các vấn đề trên da như mụn, nám,…

Lời kết
Peel da sẽ giúp chúng ta khắc phục hiệu quả nhiều vấn đề da “khó nhằn” để sở hữu một làn da khỏe đẹp, trắng sắng nếu các nàng hiểu rõ và biết peel da đúng cách. Vì vậy, hãy đọc thật kỹ và bỏ túi ngay những thông tin quan trọng trên trước khi tiến hành Peel da tại nhà nhé.
Bài viết này khá dài nhưng nó tổng hợp rất rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ đến mọi người trong quá trình peel da. Vậy nên hãy đọc thật kỹ bài viết trước khi quyết định peel da tại nhà nhé!