Mụn mọc ở cằm nguyên nhân là gì? Cách phòng ngừa và điều trị

Mụn mọc ở cằm thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Điều này thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Mụn mọc ở cằm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn để lại cảm giác khó chịu vì thường gây đau nhức và tái phát nhiều lần.

Tình trạng mụn mọc ở cằm là gì?

Theo các chuyên gia da liễu, nổi mụn ở cằm chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và di truyền gây nên.

Nổi mụn ở cằm ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Phụ nữ bị mụn sau 23 tuổi thường chủ yếu mọc quanh cằm và má dưới. Thực tế là mụn trứng cá ở cằm xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành rất khác so với thanh thiếu niên.

mụn mọc ở cằm
Mụn mọc ở cằm chủ yếu do rối loạn nội tiết

Mụn mọc ở cằm thường xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang (mụn đỏ lớn) hoặc mụn sần (mụn đầu trắng có bề mặt không bao giờ vỡ). Nguyên nhân là do sự tăng sản xuất dầu tự nhiên dưới cằm.

Bình thường, da sẽ tiết ra một lớp dầu mỏng trải đều trên bề mặt giúp da luôn mềm mại và căng bóng. Tuy nhiên, khi lượng dầu tiết ra quá nhiều, dầu thừa có thể kết hợp với bụi bẩn hay tế bào chết trên bề mặt da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là điều kiện gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, đôi khi lông mọc ngược cũng có thể gây ra mụn mọc ở cằm. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới có thói quen cạo râu. Nhưng, lông mọc ngược có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và có thể gây viêm nang lông khiến da mẩn đỏ, viêm tấy, phát triển thành mụn mủ, mềm và ngứa.

Một lý do nữa là cằm cũng là khu vực mà mọi người rất dễ chạm vào như dùng tay chống cằm mặt khiến bụi bẩn bám vào da mặt nhiều hơn và tiết thêm dầu, bã nhờn.

Các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo, dù nguyên nhân nổi mụn ở cằm là gì thì cũng nên để nguyên và không nên nặn.

Nguyên nhân gây mụn mọc ở cằm là gì?

Rối loạn nội tiết ở phụ nữ

Theo các bác sĩ da liễu, mụn ở cằm có xu hướng xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ hoặc trong thời kỳ tiền kinh nguyệt – ngay trước khi đến kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể được giải thích là do trong nửa đầu của chu kỳ, lượng estrogen trong máu tăng lên. Trong khi ở nửa sau (từ ngày 14 đến ngày 28) lượng progesterone sẽ chiếm ưu thế.

Lúc này, cơ thể cũng sản sinh ra nhiều testosterone – một loại hormone làm tăng kích thước và hoạt động của tuyến dầu trên da. Điều này có nghĩa là các tuyến dầu trở nên lớn hơn và các lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhiều hơn. Kết quả là vi khuẩn có nhiều chỗ để xâm nhập và tạo ra các nốt mụn trên da.

Mụn ở cằm do rối loạn giấc ngủ

Theo một nghiên cứu gần đây, một giờ ngủ bị mất đi mỗi đêm làm tăng 14% nguy cơ bị căng thẳng tâm lý. Điều này có thể dẫn đến cấu trúc và chức năng da bất thường.

Một yếu tố khác cho thấy tình trạng thiếu ngủ dẫn tới sự phát triển của mụn là sự đề kháng insulin tăng lên. Mụn này được giải thích là do kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu – một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn.

mụn mọc ở cằm
Rối loạn giấc ngủ khiến da nổi mụn

Mặt khác, cả căng thẳng về tinh thần và thể chất đều làm tăng nồng độ hormone căng thẳng (cortisol) trong cơ thể. Vì vậy, khi bạn không ngủ đủ giấc, làn da của bạn có thể bị xỉn màu, không được căng mọng và tươi tắn. Hơn nữa, cortisol là một loại hormone cũng đóng một vai trò trong việc sản xuất bã nhờn. Vì thế mà khiến da dễ nổi mụn hơn.

Ngừng sử dụng thuốc tránh thai đột ngột

Các hormone trong thuốc tránh thai có thể giúp chống lại mụn trứng cá trên da vì chúng làm giảm lượng androgen lưu thông trong máu. Điều này gián tiếp làm giảm sản xuất bã nhờn. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc đột ngột, các hormone này có thể bùng phát trở lại, dẫn đến sản sinh quá nhiều bã nhờn, dẫn đến nổi mụn.

Đắp mặt nạ không đúng cách khiến mụn mọc ở cằm

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mụn ở cằm sau khi đắp mặt nạ là do da bị bít kín, hô hấp kém và không khí ẩm, ấm khó lưu thông được. Đồng thời, dầu và mồ hôi trên da cũng bị giữ lại, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn trên da, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và xuất hiện các nốt mụn ở cằm.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng mụn ở cằm?

Để trị mụn, việc đầu tiên mọi người cần làm trong quá trình chăm sóc hàng ngày là rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da. Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa:

  • Resorcinol thường được sử dụng để điều trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Benzoyl peroxide giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn, đẩy nhanh quá trình chữa lành da và làm chậm quá trình sản xuất bã nhờn.
  • Salicylic acid giúp giảm viêm và sưng tấy, ngăn ngừa mụn trở nên tồi tệ hơn
  • Axit azelaic có thể tăng cường hoạt động của các tế bào lót trong nang lông, ngăn tiết dầu và giảm sự phát triển của vi khuẩn. Các sản phẩm axit azelaic có thể giúp điều trị mụn trứng cá ở cằm.

Tất cả các thành phần này giúp phá vỡ các kết nối giữa các tế bào da chết, loại bỏ chúng khỏi bề mặt da và hòa tan dầu thừa mà không lầm mất cân bằng độ pH của da.

mụn mọc ở cằm
Nổi mụn ở cằm cần chăm sóc da đúng cách

Một sản phẩm hiệu quả cao khác đáng thử là retinol. Nó không chỉ có đặc tính chống lão hóa mà thành phần này còn thực sự tuyệt vời để giúp thông thoáng lỗ chân lông. Bởi vậy, chúng rất hữu ích trong việc trị mụn trứng cá.

Xem thêm: Top 8 Retinol Cho Người Mới Bắt Đầu Hiệu Quả Nhất

Nếu các loại thuốc trị mụn không kê đơn ở trên không có tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị mụn theo toa. Chẳng hạn như: thuốc kháng sinh; benzoyl peroxide; kem hoặc retinoid uống.

Sau khi mụn mọc ở cằm lành lại, trên da sẽ xuất hiện các vết sẹo mụn như thâm nâu hoặc đỏ. Bạn có thể sử dụng axit alpha hydroxy như glycolic và lactic có thể giúp làm sáng chúng.

Xem thêm: Top 5 sản phẩm chấm mụn Benzoyl Peroxide tốt nhất bạn nên thử

Ngăn ngừa tình trạng mụn mọc ở cằm

Thật không may, không có chế độ ăn kiêng kỳ diệu nào có thể làm giảm tình trạng nổi mụn ở cằm. Bởi vì tình trạng này phần lớn là kết quả trực tiếp của sự tương tác của các hormone và yếu tố di truyền trong cơ thể, không phụ thuộc nhiều vào loại thực phẩm ăn vào. 

mụn mọc ở cằm
Duy trì lối sống lành mạnh để hạn chế mụn

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng mụn mọc ở cằm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Rửa mặt hai lần một ngày và tránh rửa mặt quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng và nổi mụn
  • Tránh các loại sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết quá mạnh khi làm sạch da vì có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn
  • Rửa mặt sạch trước khi ngủ, đặc biệt nếu bạn trang điểm nhiều
  • Thường xuyên gội đầu, xả nước cho sạch phần cằm và quai hàm
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không làm tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Hạn chế căng thẳng để tránh bị rối loạn nội tiết
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, tránh thực phẩm chế biến sẵn
  • Bảo vệ làn da của bạn với kem chống nắng không chứa dầu mỗi ngày
  • Vệ sinh ga trải giường và vỏ gối thường xuyên
  • Giữ tay sạch và không chạm vào cằm
  • Sử dụng kem cạo râu gốc nước, dưỡng ẩm để tránh kích ứng da
  • Làm sạch máy cạo râu của bạn thường xuyên để tránh nhiễm trùng do vi khuẩn

Nói chung, mụn mọc ở cằm là một hiện tượng phổ biến ở tuổi trưởng thành, đặc biệt là ở phụ nữ. Rối loạn nội tiết thường khiến da tiết ra quá nhiều dầu, gây tích tụ các tế bào da hoặc bụi bẩn và vi khuẩn có thể dẫn đến mụn trứng cá.

Lời kết 

Tuy nhiên, mọi người đều có thể ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá ở cằm bằng cách giữ vệ sinh da tốt. Thông thường, mụn trứng cá ở cằm có thể được điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mụn trở nên lớn, gây đau nhức, viêm nhiễm nặng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn chi tiết.

Thảo Linh

Xin chào, mình là Thảo Linh. Mình ở đây để chia sẻ những thông tin về chăm sóc da và làm đẹp một cách chân thực nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trở nên xinh đẹp hơn mỗi ngày!

Viết một bình luận